Giải đáp: Chung cư có được nuôi chó không?
Đối với những người yêu thích động vật, đang nuôi hoặc có dự định sẽ nuôi một chú cún cưng làm bạn thì việc chung cư có được nuôi chó không thật sự là một vấn đề đáng quan tâm. Nhìn chung thì hầu hết các chung cư đều có quy định rõ ràng về việc nuôi thú cưng trong nhà. Hãy cùng Việt Nam Land tìm hiểu về quy định nuôi chó mèo trong chung cư để bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này nhé!
1. Quy định chính phủ về thú cưng trong khu vực nhà chung cư
Ở thời điểm hiện tại thì pháp luật nước ta chưa có những quy định rõ ràng trong việc cấm nuôi thú cưng trong chung cư. Nếu bạn có dự định nuôi chó trong căn hộ chung cư thì dưới đây chính là một số quy định có liên quan mà bạn cần phải xem xét:
- Theo khoản 3, điều 35 của nghị định số 99/2015/NĐ-CP nghiêm cấm việc nuôi và chăn thả các loại động vật như gia súc, gia cầm trong các căn hộ và khu vực chung cư.
- Theo mẫu nội quy sử dụng chung cư tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo thông tư số 28/2016/TT-BXD ngày 15/12/2016, nhà nước đã cấm chăn, thả gia súc, gia cầm và các hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng trong khu vực chung cư. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng sẽ do hội nghị cư dân chung cư xem xét và quyết định.
Nếu bạn chưa thể hình dung rõ về các loại động vật nằm trong quy định trên thì theo các khoản số 6, 7, 8 điều 2 trong luật chăn nuôi 2018 đã định nghĩa:
- Gia súc là nhóm động vật gồm 4 chân, có vú và đã bị loài người thuần hóa nuôi với mục đích sản xuất hàng hóa.
- Trong khi đó, gia cầm là nhóm động vật có cánh và lông vũ, gồm 2 chân, cũng đã được con người nuôi và thuần hóa.
- Động vật khác trong chăn nuôi được định nghĩa là những động vật không thuộc danh mục động vật được ưu tiên bảo vệ như những loài nguy cấp, quý, hiếm, động vật thủy sản, động vật rừng thông thường, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Và không phải nhóm gia súc, gia cầm.
Như vậy, nếu bạn muốn nuôi chó trong chung cư thì điều này là hoàn toàn hợp pháp theo pháp luật của Việt Nam. Chỉ có những vật nuôi là gia súc, gia cầm, những loài nguy cấp, hiếm, quý là bị cấm.
2. Có được nuôi chó mèo trong chung cư không?
Đứng từ góc độ pháp lý như đã nêu phía trên, ta hoàn toàn có thể nuôi chó mèo trong chung cư. Tuy nhiên, tại mỗi chung cư sẽ có quy định riêng về vấn đề này, việc có được nuôi chó mèo hay không sẽ được quyết định thông qua cuộc thảo luận tại hội nghị nhà chung cư. Thường thì trong sổ tay cư dân sẽ có liệt kê các quy định về nuôi chó mèo do chủ đầu tư hoặc ban quản lý chung cư biên soạn.
Tuy nhiên, nếu không được sự thông qua của hội nghị nhà chung cư thì các quy định này sẽ không có tính pháp lý. Hiện tại thì pháp luật nước ta chưa quy định người dân sống trong khu chung cư buộc phải tuân thủ theo sổ tay cư dân.
Nếu một chung cư cho phép nuôi chó mèo thì cũng sẽ thường kèm theo một số quy định ràng buộc để đảm bảo không ảnh hưởng đến cuộc sống của các cư dân xung quanh.
Những người nuôi chó mèo phải đảm bảo vệ sinh trong và ngoài khu vực sống, không để chó mèo của mình phóng uế bừa bãi cũng như kêu, sủa gây tiếng ồn, mất trật tự, làm phiền mọi người trong chung cư. Khi mang theo thú cưng ra ngoài thì cần phải đeo rọ mõm để tránh các sự cố không cần thiết, gây nguy hiểm cho người xung quanh.
3. Quy định về nuôi thú cưng (chó, mèo) ở căn hộ, nhà chung cư
Tại một số khu chung cư hiện nay cũng có nhiều tranh chấp phát sinh giữa người dân và ban quản lý vì các chế tài xử lý vi phạm khi nuôi thú cưng như không cung cấp các dịch vụ thiết yếu như điện, nước. Những quy định này đã làm người nuôi thú cưng bất mãn và không đồng tình vì nó không có hiệu lực pháp lý do chỉ được ghi trên sổ cư dân chứ chưa được thông qua tại hội nghị nhà chung cư.
Những tranh cãi, bất đồng quan điểm sẽ càng trở nên gay gắt hơn tại những chung cư không có sự quản lý bởi ban quản trị chung cư cũng như không có hội nghị chung cư để trưng cầu, thống nhất ý kiến của người dân.
Về việc xử phạt khi những người nuôi thú cưng trong chung cư vi phạm quy định, gây ảnh hưởng đến không gian chung thì ban quản lý nên chọn các biện pháp cảnh cáo hoặc phạt tiền. Không nên dùng cách thức cắt điện, nước bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của cư dân và khiến mọi việc trở nên gay gắt, phức tạp hơn, có thể dẫn đến các tranh chấp, kiện tụng không đáng có, gây ảnh hưởng đến danh tiếng khu chung cư.
Nếu ban quản lý chung cư và người dân không thể tìm được tiếng nói chung trong việc thỏa thuận quy định về nuôi thú cưng thì cả hai có thể cần phải tìm đến các cơ quan có thẩm quyền để nhờ hỗ trợ giải quyết. Đây là lựa chọn mà không ai muốn nó xảy ra.
Cũng chính vì thế, nếu bạn đã có dự định nuôi chó hoặc các loại thú cưng khác thì nên có sự tìm hiểu kỹ càng về quy định liên quan cũng như cách điều hành của ban quản lý chung cư đó để đưa ra được quyết định chính xác nhất cho những lợi ích của bạn sau này.
4. Kết luận
Như vậy, thông qua bài viết, Việt Nam Land đã thông tin đến bạn những quy định hiện nay về việc nuôi thú cưng trong chung cư. Hy vọng những khách hàng đang thắc mắc về vấn đề chung cư có được nuôi chó không qua bài viết có thể tìm được câu trả lời hài lòng cho mình. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào chưa rõ, quý khách xin đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận phía dưới, Việt Nam Land sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian ngắn nhất.
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là sự Uy Tín – Chân Thành – Tận Tâm – “YOUR HAPPINESS IS OUR MISSION”