Khái niệm cụ thể nhân viên kinh doanh là gì? Và làm những công việc gì ?
Khi bạn có mong muốn trở thành nhân viên kinh doanh thì cần phải hiểu rõ về công việc này là gì? Tất cả các thông tin sẽ được thông tin cụ thể tới mọi người trong bài viết sau:
Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh là danh từ chỉ những người làm công việc kinh doanh; bán hàng tuỳ thuộc vào các lĩnh vực. Nhân viên kinh doanh chính là người tiếp xúc trực tiếp/ gián tiếp với khách hàng để thực hiện quá trình quảng bá; giới thiệu; tư vấn cho khách hàng cơ hội lựa chọn những sản phẩm – dịch vụ phù hợp.
Để có thể tiến hành được quá trình kể trên thì nhân viên kinh doanh phải tiếp cận với khách hàng; giới thiệu cho khách hàng cũng như giải đáp mọi vấn đề và thắc mắc của khách hàng. Và từ đó thuyết phục khách hàng mua sản phẩm cũng như sử dụng các dịch vụ của công ty. Nhìn chung, mục đích chung của đội ngũ nhân viên kinh doanh đó là thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Nhờ đó gia tăng doanh thu; mang lại nguồn lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Nhân viên kinh doanh làm việc thuộc bộ phận Sales và Marketing/ Sales/ kinh doanh/ bán hàng của công ty. Từ tính chất công việc và quy mô của lĩnh vực hoạt động, sự quản lý trực tiếp của giám sát kinh doanh cũng như lãnh đạo của trưởng phòng kinh doanh.
Công việc của nhân viên kinh doanh là gì?
Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh bao gồm các hạng mục như:
- Tìm kiếm; khai thác; thu thập nguồn khách hàng tiềm năng từ đa dạng kênh khác nhau. Để từ đó xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng từ nguồn dữ liệu khách hàng của công ty. Cũng như chủ động tìm kiếm khách hàng qua bạn bè; người thân; mạng xã hội; các diễn đàn;…
- Nghiên cứu đối thủ và thị trường: Có nhiều yếu tố tác động tới thị trường bất động sản như: xu hướng; nhu cầu; hành vi mua – bán;… Vì thế nhân viên kinh doanh luôn phải theo sát thị trường để đưa ra các chiến lược phù hợp, tránh sự sụt giảm của doanh số.
- Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh: Nhân viên kinh doanh chính là chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch kinh doanh các sản phẩm; dịch vụ.
- Giới thiệu, tư vấn sản phẩm: nhân viên chịu trách nhiệm tư vấn; giải thích; đưa sản phẩm tới với khách hàng. Ngoài ra còn đưa ra giải pháp để gửi sản phẩm và giúp cho khách hàng thỏa mãn nhu cầu, đưa ra lựa chọn về sản phẩm thích hợp nhất.
- Giải quyết vướng mắc bằng các kinh nghiệm thuyết phục khách hàng đồng ý. Bởi khi khách hàng không chọn mua cũng chính là mục đích bán hàng không thành công.
- Hoàn thiện và ký kết hợp đồng: Việc ký kết hợp đồng nên được triển khai nhanh chóng tránh cho việc khách hàng đổi ý.
- Chăm sóc khách hàng hậu giao dịch: Sau khi tiến hành ký kết hợp đồng với khách hàng thì bộ phận kinh doanh cũng phối hợp với các bộ phận liên quan để triển khai thực hiện hợp đồng; đảm bảo mọi yêu cầu từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh cũng phải chủ động liên hệ với khách hàng để giữ mối quan hệ thân thiết; hỗ trợ giải đáp thắc mắc.
- Báo cáo hiệu quả kinh doanh: Điều này giúp cho cấp trên nắm bắt được thông tin và tình hình kinh doanh của đội/nhóm để từ đó đề ra các hướng đi; chính sách; kế hoạch kinh doanh trong khoảng thời gian sắp tới. Từ đó cũng là căn cứ để giúp đánh giá năng lực; sự thăng tiến trong công việc của nhân viên kinh doanh.
Công việc khác liên quan của nhân viên kinh doanh
Ngoài các công việc trên thì nhân viên kinh doanh còn phải thực hiện việc theo dõi quá trình thanh lý; kết thúc hợp đồng; hỗ trợ các ban ngành để hoàn thiện các loại giấy tờ; triển khai chương trình ưu đãi và khuyến mãi tới với khách hàng nhằm thu hút các đối tượng khách hàng.
Kỹ năng liên kết với các bộ phận khác trong công ty của nhân viên kinh doanh đã giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm; dịch vụ cũng như đáp ứng mọi yêu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng. Khi hoàn thành công việc thì cần báo cáo công việc theo định kỳ hoặc phát sinh.
Các công việc cần làm của nhân viên kinh doanh
Trong quá trình làm việc, nhân viên kinh doanh sẽ phải hoàn thành các chỉ tiêu như:
- KPI của các phòng ban
- Số lượng khách hàng mới
- Số lượng hợp đồng chốt được
- Tỷ lệ chuyển đổi từ dữ liệu khách hàng
- Giá trị trung bình của hợp đồng
- Mức độ hài lòng của khách hàng
- Thời gian từ khi liên hệ cho tới khi chốt được hợp đồng
Yêu cầu cho nhân viên kinh doanh
Từ bản mô tả chi tiết công việc thì nhân viên kinh doanh yêu cầu cần có bằng cấp về chuyên ngành quản trị kinh doanh/Marketing và các chuyên ngành có liên quan. Và ngoài ra đó còn kèm theo là các yêu cầu từ công ty tuyển dụng gồm:
- Kinh nghiệm đã từng là nhân viên kinh doanh và các vị trí liên quan
- Thành thạo tin học văn phòng
- Lợi thế khi đã quen thuộc với các phần mềm CRM
- Khả năng làm việc độc lập, hoạch định mục tiêu cụ thể
- Thành thạo kỹ năng tổ chức công việc
- Có kế hoạch quản lý thời gian rõ ràng
- Thành thạo kỹ năng quản trị mối quan hệ
- Có thái độ cởi mở, tiếp thu các ý kiến đóng góp và phản hồi
Trên đây là bài viết của Vietnamland cung cấp các thông tin, giải đáp câu hỏi nhân viên kinh doanh là gì? Khi bạn có ý định tham gia ngành nghề này cần nắm bắt thông tin cụ thể để không bỡ ngỡ nhé!
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là sự Uy Tín – Chân Thành – Tận Tâm – “YOUR HAPPINESS IS OUR MISSION”